Thực phẩm hữu cơ và thực phẩm sạch nhìn chung đều được sản xuất nuôi trồng hoàn toàn đảm bảo theo quy trình chặt chẽ, tuy nhiên giữa chúng cũng có nhiều điểm khác biệt. Để cùng nhau tìm hiểu và tham khảo về sự khác biệt giữa hai hình thức chăn nuôi hiện đại này, Zin Food sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích ở phần dưới đây.
Đặc điểm của thực phẩm sạch
Theo các chuyên gia, thực phẩm được coi là sạch là thực phẩm được nuôi trồng vẫn có thể sử dụng các chất hóa học như thuốc trừ sâu, hóa chất tổng hợp phân bón... Nhưng các hoá chất, thuốc sâu đều được xử lý theo quy trình đảm bảo để khi đầu ra, thực phẩm chỉ còn dư lượng các chất độc hại rất thấp, dưới mức cho phép, không gây hại sức khoẻ cho người dùng.
Thực phẩm được coi là thực phẩm sạch là khi đến tay người tiêu dùng sẽ không còn chứa tạp chất, không chứa tác nhân sinh học gây bệnh, hay tàn dư của các chất hóa học; phải có nhãn mác về nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ nơi trồng, hạn sử dụng và được kiểm tra, đánh giá chứng nhận về an toàn thực phẩm nói chung.
Để chọn được thực phẩm sạch, bạn nên chọn các loại còn tươi sống và có gắn nhãn mác truy xuất nguồn gốc rõ ràng, không nên chọn loại bị héo, màu bất thường, không có nhãn mác.
Đặc điểm của thực phẩm hữu cơ
Thực phẩm hữu cơ ( hay organic) đang được nhiều người tiêu dùng chú ý và quan tâm. Các thực phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ bắt buộc không sử dụng chất bảo quản, hương liệu, thuốc trừ sâu, chất phẩm màu, hóa học, hormon tăng trưởng, không sử dụng các nguyên liệu biến đổi gen.
Thực phẩm organic hiện cũng chia làm hai loại chính là thực vật và động vật. Điểm chung của các sản phẩm này là quá trình chăm sóc cực kỳ cẩn thận, tỉ mỉ và một cách tự nhiên hoá để không có bất cứ hàm lượng chất độc hại nào có trong sản phẩm.
Sản phẩm rau củ quả được trồng tự nhiên từ giống tới nước tưới, tưới bón bằng phân thiên nhiên, không dùng một loại hóa chất bảo vệ thực vật hay loại phân bón hóa học nào. Phân thiên nhiên lấy từ xác động vật sau đó trộn với các cây cỏ mục nát. Thực phẩm hữu cơ được diệt trừ sâu bọ bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học an toàn.
Các sản phẩm như thịt, trứng, sữa... thì chuỗi thức ăn cho vật nuôi phải là rau cỏ organic, không ăn thức ăn biến đổi gen, không tiêm thuốc tăng trường, không thuốc kháng sinh, phòng bệnh bằng biện pháp tự nhiên và thường xuyên được thả ngoài môi trường tự nhiên.
Thực phẩm organic không thể để được quá lâu ở môi trường bên ngoài do không chứa chất bảo quản. Tuy nhiên, độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ lại cao hơn 15% so với thực phẩm thông thường kể cả với thực phẩm sạch.
Các nhãn hiệu ghi thực phẩm hữu cơ gồm một số loại chính như sau:
- Nhãn ghi "100% Organic" chỉ các thực phẩm không chứa bất cứ chất nào khác trên sản phẩm.
- Nhãn ghi "Organic" dành cho thực phẩm có trên 95% chất organic.
- Nhãn ghi "Made with Organic Ingredients" chỉ sản phẩm có ít nhất 70% organic ingredients và không có phần sulfites.
- Nhãn ghi "Some organic ingredients" dành cho sản phẩm có dưới 70% organic ingredients.
Về chứng nhận thực phẩm hữu cơ, chúng được gắn trên sản phẩm khi và chỉ khi sản phẩm đó: không chứa hormone, không chứa thuốc trừ cỏ, trừ sâu, không chứa phân bón hóa học, không bị biến đổi gen, không bị chiếu xạ tiệt trùng, không có hương liệu tạo màu tạo mùi, phẩm màu và chất bảo quản, không sử dụng thuốc kháng sinh với các loại thịt hay trứng sữa. Tất cả các thực phẩm Organic đều phải chịu sự kiểm soát liên tục, gắt gao từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.
Hiện nay, để sử dụng được sản phẩm sạch và thực phẩm organic người tiêu dùng thông thái đã không ngại trả số tiền cao gấp 3 - 5 lần so với thực phẩm thông thường để được sử dụng các sản phẩm sạch và đảm bảo sức khỏe. Dự báo trong tương lai, thực phẩm hữu cơ còn hot hơn nữa với người dùng Việt.